04 May


Phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng đầu tiên thường được căn cứ vào triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải. Nếu có biểu hiện nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được chỉ định các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, xét nghiệm máu, chụp MRI…Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bước chẩn đoán phân biệt bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng với một số căn bệnh khác có những biểu hiện tương đồng để tránh sự nhầm lẫn trong điều trị bệnh.

>>>> https://thoaihoacotsong.vn

3 phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng hiện nay

1. Chẩn đoán lâm sàng

Đây là bước chẩn đoán đầu tiên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân khi tới bệnh viện khám cần phải gặp bác sĩ để được thăm khám sơ bộ. Tại đây bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:

  • Lý do bạn đi khám là gì?
  • Các triệu chứng bạn đang gặp phải như thế nào? Chúng bắt đầu từ khi nào?
  • Bạn bị đau ở đâu? Tính chất đau ra sao? Cơn đau thường xuất hiện vào lúc nào?
  • Bạn đã đi khám ở đâu chưa hoặc uống loại thuốc nào chưa?…

Bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng mà bạn đang gặp phải để làm cơ sở chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng. Thông thường nếu mắc căn bệnh này thì sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tập trung ở vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột sau khi vận động mạnh, bị nhiễm lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi.
  • Khó thực hiện các cử động như cúi xuống, xoay người
  • Có tiếng kêu lạo xạo phát ra ở cột sống khi cử động
  • Thường xuyên bị co cứng cột sống vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. Người bệnh phải ngồi nghỉ, xoa bóp một lúc mới đi lại được.
  • Tình trạng đau đầu, đau chân cũng xảy ra nếu đốt sống thắt lưng bị thoái hóa chèn ép vào dây thần kinh

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Ở bước chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết giúp bác sĩ theo dõi, tiên lượng bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Thường được chỉ định cho các trường hợp bị sốt, cơ thể gầy sút, thiếu máu.
  • Chụp X-quang phần cột sống thắt lưng: Nếu mắc căn bệnh này thì hình ảnh trên phim chụp x-quang sẽ cho thấy phần xương dưới sụn đặc, hẹp khe khớp, bờ diện khớp nhẵn, xuất hiện gai xương quanh đốt sống, hẹp lỗ liên hợp, lún xẹp đốt sống.
  • Chụp MRI: Được áp dụng cho các trường hợp bị đau nặng và đau liên tục, dùng thuốc một thời gian không thấy bớt. Thêm vào đó, bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng thường đi kèm với nhiều bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm… nên cần chụp MRI để xem có sự hiện diện của những căn bệnh này hay không.

3. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác

Do có nhiều biểu hiện tương đồng với các căn bệnh khác nên bước chẩn đoán phân biệt cần thiết phải được thực hiện. Nhất là trong các trường hợp người bệnh có biểu hiện thiếu máu, cơ thể gầy sút kèm theo sốt hoặc nổi hạch ngoại vi. Lúc này cần phải thực hiện công tác chẩn đoán phân biệt thoái hóa cột sống thắt lưng với các bệnh lý sau:

  • Bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính: Đây là bệnh xương khớp gặp chủ yếu ở nam giới dưới 40 tuổi. Bệnh gây đau và khó cử động vùng thắt lưng. Nếu mắc căn bệnh này thì trên phim chụp X-quang sẽ thấy tình trạng viêm khớp cùng chậu và tốc độ lắng máu tăng khi làm xét nghiệm máu.
  • Bệnh viêm đốt sống đĩa đệm: Các cơn đau lưng dưới xuất hiện liên tục, toàn thân cũng có thể bị đau nhức. Hình ảnh trên phim chụp X-quang ở những người mắc căn bệnh này sẽ cho thấy bề mặt khớp nham nhở không đều diện khớp hẹp. Nếu chụp CT sẽ thấy rất rõ hình ảnh đĩa đệm bị viêm.
  • Ung thư xương: Đây là một bệnh lý nguy hiểm có mức độ tử vong cao. Không chỉ gây đau cột sống thắt lưng mà toàn thân bệnh nhân cũng thường xuyên bị đau nhức nặng.

Nhờ những phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng ở trên, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về việc bệnh nhân có mắc thoái hóa cột sống thắt lưng hay không và mức độ bệnh tình như thế nào. Đồng thời căn cứ vào kết quả này để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng trường hợp mắc bệnh.

Bình luận
* Các email sẽ không được công bố trên trang web.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING